Chữa bệnh tiểu đường bằng lá sung - Loại lá dân gian dùng ăn sống - Kết hợp lá bơ

 Lá sung xưa này dùng để ăn kèm với các món ăn chứa nhiều đạm béo để trung hòa lại. Ở phía Bắc có món đặc sản nem thính, món này nhất thiết phải ăn kèm với lá sung thì mới “ đúng điệu”. Lá sung có vị chát chát, dễ ăn, tăng thêm hương vị món ăn khi cùng kết hợp với các loại rau khác.

Mới đây nhất, chúng tôi đã chia sẻ trên trang web này về tác dụng điều trị tiểu đường của quả sung, bạn có thể tham khảo bài viết tại đường link “Chữa bệnh tiểu đường bằng quả sung”.

Vậy cách chữa bệnh tiểu đường bằng lá sung như thế nào? Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về công dụng của lá sung đối với bệnh tiểu đường nhé!

Cơ sở khoa học để chúng ta tin tưởng cách chữa bệnh tiểu đường bằng lá sung là gì?

Theo các nghiên cứu khoa học, lá sung giàu chất xơ, canxi và hoạt chất chống oxy hóa cực mạnh. Ngoài ra, lá sung còn chứa nhiều vitamin A, C, B, K và các khoáng chất như mangan, kẽm, đồng, kali, natri, magie rất tốt cho sức khỏe.

Bởi vậy cho nên, lá sung có tác dụng chống viêm loét do tiểu đường gây ra, đồng thời kiểm soát được mỡ máu và huyết áp, cải thiện tình trạng kháng insulin trong cơ thể. Nếu mỗi sáng, trước khi ăn sáng, bệnh nhân sử dụng một ly trà lá hoặc quả sung, sẽ giúp cải thiện hiệu quả các vấn đề liên quan đến bệnh tiểu đường, nhất là vấn đề ổn định đường huyết.

Thành phần trong lá sung giúp giảm cholesterol xấu và triglyceride tích lũy dư thừa trong cơ thể. Loại axit béo này cần thiết cho hoạt động của nội tạng, nhưng nếu quá mức cần thiết thì lại gây hại dẫn đến nguy cơ mắc các căn bệnh như béo phì, tim mạch, huyết áp, mạch máu,…

Để cải thiện tình trạng viêm loét trong cơ thể, mỗi ngày bạn nên nhai vài lá sung tươi sẽ giúp ngăn chặn các vết loét phát triển lan rộng.

Các biến chứng của bệnh tiểu đường được kiểm soát nhờ áp dụng cách chữa bệnh tiểu đường bằng lá và quả sung hàng ngày.

Theo Đông y, lá sung dùng điều trị các căn bệnh cao mỡ máu, cao huyết áp, viêm loét. Kali trong lá sung có tác dụng giảm lượng đường trong máu, tăng sinh insulin, hỗ trợ tốt cho việc ổn định đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.

Mặt khác, đối với các bệnh nhân đang điều trị tiêm insulin để điều trị bệnh tiểu đường, thường dư thừa insulin, thì hoạt chất trong lá sung giúp giảm lượng insulin dư thừa này.

Vậy nên lá sung, quả sung là loại thảo dược rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường và nên được sử dụng thường xuyên mỗi ngày.

Sau đây là bài thuốc từ lá sung vô cùng đơn giản ai cũng có thể áp dụng tại nhà:

Chuẩn bị:

300g lá sung, chọn lá bánh tẻ không quá già, không quá non.

1 lít nước sạch.

Cách làm:

Lá sung rửa sạch, để ráo, vò sơ cho hơi nát. Đun nước sôi, sau đó cho lá sung vào đun thêm 15 phút. Người bệnh dùng nước lá sung thay nước uống hàng ngày, nên chia đều trong ngày, uống vừa đủ để cơ thể hấp thu được tốt nhất.

Bài thuốc với quả sung: Bạn thái lát quả sung, rồi đem phơi hoặc sấy khô, cất vào lọ kín để nơi khô ráo, dùng hãm trà uống hàng ngày rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Ngoài sử dụng trà uống từ lá và quả sung, bạn có thể sử dụng làm các món ăn, rất dễ ăn và ngon miệng. Lá sung thường được ăn sống, còn quả sung thường dùng để hầm xương, xào, làm gỏi, muối.

Có nên áp dụng kết hợp bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng lá sung, quả sung với các loại thảo dược khác không?

Lá và quả sung lành tính, vốn là món rau ăn được, không kỵ với thành phần hay loại rau nào. Cũng như vậy, khi bạn kết hợp lá, quả sung cùng với các loại thảo dược, các bài thuốc dân gian khác đều không có sự tương kỵ nào.

Vì vậy, bạn có thể kết hợp với lá bơ. Nó chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và khoáng chất giúp giảm đường huyết và đẩy lùi bệnh.


Điều tiếp theo sau đây không kém phần quan trọng bạn nên lưu ý, dù biết lá sung, quả sung có các thành phần dược tính tác động điều chỉnh và kiểm soát các vấn đề và biến chứng của bệnh tiểu đường hiệu quả, nhưng chúng ta không nên vì thế mà bỏ hẳn các phác đồ điều trị hiện tại.

Cho đến khi cơ thể chưa có chỉ số đường huyết ổn định như người bình thường, thì chúng ta vẫn phải luôn chú ý và dự phòng các phương án điều trị an toàn, tránh những biến chứng hạ/ tăng đường bất ngờ, nguy hiểm đến tính mạng.

Điều cuối cùng, bệnh nhân luôn phải tuân thủ nghiêm ngặt một chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp, điều độ hàng ngày; luôn theo dõi chỉ số đường huyết trước và sau ăn. Đồng thời định kỳ kiểm tra và tầm soát tiến triển, biến chứng của căn bệnh để có phương án điều trị phù hợp nhất.

Kết luận, chữa bệnh tiểu đường bằng lá sung là một bài thuốc dân gian rất dễ làm, nguyên liệu dễ kiếm, bệnh nhân nên sử dụng lá và quả sung mỗi ngày như một món rau ăn trong khẩu phần ăn của mình.

Bạn tham khảo thêm các loại thảo dược quý được xem là “khắc tinh” của bệnh tiểu đường, đã được các nước phát triển trên thế giới công nhận và tin dùng.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Khi khỏe mạnh chúng ta có thể làm ra thật nhiều của cải, nhưng khi bệnh mọi của cải chẳng thể mua nổi sức khỏe như cũ.

Nguồn tham khảo:
1. https://pocaco.vn/chua-benh-tieu-duong-bang-la-sung-t412.html

2. https://songkhoe.medplus.vn/15-tac-dung-than-ki-cua-la-bo-doi-voi-suc-khoe-co-the-ban-chua-biet/

Cảm ơn bạn đã chia sẻ bài viết!


Cảm ơn bạn đã ghé thăm Chia Sẻ Chân Thành!

Bạn sẽ có được một backlink dofollow ngay sau khi đăng comment. Nếu bạn có bất kỳ ý kiến với bài viết này, hãy bình luận ngay nhé. Bạn vui lòng đăng những nhận xét lịch sự và gõ tiếng Việt có dấu.