Thực phẩm nên ăn và nên tránh sau khi tiêm vắc-xin COVID-19

 
Thực phẩm nên ăn và nên tránh sau khi tiêm vắc-xin COVID-19

Sau khi tiêm vắc-xin COVID-19, ngoài việc chăm sóc, theo dõi và nghỉ ngơi hợp lý, chúng ta cần có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và lành mạnh để cơ thể nhanh chóng phục hồi và khỏe mạnh.

Bài viết dưới đây đưa ra một số thực phẩm nên ăn và nên tránh được Bộ Y tế khuyến nghị:

Thực phẩm nên ăn

Nước

Nước sạch đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể người, vì nước chiếm đến 70 – 80% trọng lượng cơ thể. Nước có rất nhiều vai trò quan trọng cho cơ thể như: khả năng cung cấp nguồn chất khoáng, vận chuyển chất dinh dưỡng cần thiết cho các tế bào, nuôi dưỡng tế bào trong mọi hoạt động trong cơ thể, khả năng đào thải các độc tố, các chất cặn bã mà các cơ quan, tế bào không thể hấp thu và được đưa ra ngoài thông qua đường nước tiểu và phân1,…. 

Nhu cầu khuyến nghị nước khoảng 35-40ml/kg/ngày, tuy nhiên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Tình trạng sinh lý, điều kiện thời tiết, điều kiện lao động, sinh hoạt…

Sau khi tiêm vắc xin COVID -19, thường có các dấu hiệu đau sốt, vì thế việc bổ sung nước cho cơ thể lại càng có vai trò quan trọng, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng. Khi uống nước, nên uống từ từ và chia nhỏ lượng nước cần uống. Các loại nước hoa quả có thể uống bổ sung như nước chanh, nước cam, nước bưởi ép  để cung cấp thêm vitamin C, A cần thiết cho cơ thể2.

Cá rất giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể: Vitamin A, D, magie, kẽm…. Vì vậy nên ăn tăng cường ăn cá, ít nhất 3 lần/tuần. Đặc biệt, một số loại cá chứa lượng lớn omega-3: Cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi… có tác dụng chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch. Vì vậy nên ăn tăng cường ăn cá, ít nhất 3 lần/tuần2.

Thực phẩm giàu vitamin A

Vitamin A là một nhóm các chất hòa tan trong chất béo quan trọng với cơ thể.Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong hệ thống hàng rào miễn dịch của cơ thể bao các dịch nhầy ở mắt, phổi, ruột và cơ quan sinh dục giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và các tác nhân lây nhiễm khác3. Thực phẩm giàu vitamin A: Gấc, khoai lang, bí đỏ, cà rốt, ớt chuông, rau bina, xoài, bông cải xanh, dầu gan cá2…

Thực phẩm giàu vitamin C, E

Vitamin C được biết đến là vitamin giúp bảo vệ tế bào và giữ tế bào khỏe mạnh, duy trì làn da khỏe mạnh, mạch máu, xương và sụn, giúp chữa lành vết thương. Cả vitamin C và vitamin E đều được biết đến với vai trò chất chống oxy hóa mạnh của cơ thể, có tác dụng bảo vệ sự nguyên vẹn của tế bào, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. 

Vitamin C có nhiều trong hoa quả tươi và rau xanh, bao gồm: Bưởi, chanh, cam, ổi, dâu tây, kiwi, đu đủ, bông cải xanh, bông cải trắng, ớt chuông, rau ngót, rau cải,… Vitamin E có nhiều trong các thực phẩm như: dầu thực vật – chẳng hạn như dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu ô liu, các loại hạt, ngũ cốc và sản phẩm từ ngũ cốc4,…. 

Thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D giúp điều chỉnh lượng canxi và phốt phát trong cơ thể. Những chất dinh dưỡng này cần thiết để giữ cho xương, răng và cơ bắp khỏe mạnh. Thiếu vitamin D có thể dẫn đến biến dạng xương như còi xương ở trẻ em và đau xương do tình trạng bệnh nhuyễn xương ở người lớn. Nguồn thực phẩm giàu vitamin D: Cá, trứng, sữa…

Do dịch COVID-19 hiện nay, việc ra ngoài đường là hạn chế nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D là rất quan trọng.

Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm là một vi khoáng cần thiết cho cơ thể, có vai trò xúc tác và cấu trúc cho rất nhiều enzym chuyển hóa trong cơ thể. Kẽm có vai trò tăng cường miễn dịch, tạo ra các tế bào và enzym mới, duy trì carbohydrate, chất béo và protein trong thực phẩm, làm lành vết thương6.Thực phẩm giàu kẽm: Sò, hàu, tôm, cua biển, ghẹ, ngũ cốc nguyên hạt…Sau khi tiêm vắc xin COVID -19 người có thể mệt mỏi, sốt, sưng đau và chán ăn, vì vậy nên ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo đậu xanh thịt băm… uống nhiều nước, nước ép hoa quả và chia nhỏ bữa ăn2.

Thực phẩm nên tránh

Rượu

Nên tránh uống rượu sau khi tiêm vắc xin COVID-19 vì rượu có thể ức chế miễn dịch, làm cơ thể mất nước. Uống rượu làm suy giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể, tăng nguy cơ biến chứng và có thể gây khó khăn cho việc phân biệt giữa phản ứng của rượu và phản ứng của vắc xin2.

Thực phẩm nhiều chất béo bão hòa

Thức ăn nhanh, thức ăn chế biến bằng cách chiên, rán, nướng nhiều dầu mỡ như: Gà rán, xúc xích, lạp xưởng, khoai tây chiên… chứa nhiều chất béo bão hòa làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây ra những tác hại cho sức khỏe2.

Nguồn tham khảo

1. Tầm quan trọng của nước sạch đối với sức khỏe con người | Sở Y tế Nam Định. http://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/tam-quan-trong-cua-nuoc-sach-doi-voi-suc-khoe-con-nguoi-325

2. Thực phẩm nên ăn và nên tránh khi tiêm vắc xin COVID – 19. Bộ Y tế – Trang tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. https://moh.gov.vn/-/6851640-75

3. Minh SYT thành phố HC. Sở Y Tế thành phố Hồ Chí Minh. http://tytphuongbinhchieu.medinet.gov.vn/cham-soc-suc-khoe-tre-em/vai-tro-cua-vitamin-a-doi-voi-co-the-c11000-35851.aspx

4. Vitamins and minerals – Vitamin E. nhs.uk. Published October 23, 2017., 2021. https://www.nhs.uk/conditions/vitamins-and-minerals/vitamin-e/

5. Vitamins and minerals – Vitamin D. nhs.uk. Published October 23, 2017, 2021. https://www.nhs.uk/conditions/vitamins-and-minerals/vitamin-d/

6. Vitamins and minerals – Others. nhs.uk. Published October 23, 2017. https://www.nhs.uk/conditions/vitamins-and-minerals/others/

Nguồn bài viết: influenza.info.vn

Cảm ơn bạn đã ghé thăm Chia Sẻ Chân Thành!

Bạn sẽ có được một backlink dofollow ngay sau khi đăng comment. Nếu bạn có bất kỳ ý kiến với bài viết này, hãy bình luận ngay nhé. Bạn vui lòng đăng những nhận xét lịch sự và gõ tiếng Việt có dấu.