Quy luật nhân quả có thật hay không? Đến chùa quỳ lạy thắp nhang cầu xin có tốt không?

Quy luật nhân quả có thật hay không? Đến chùa quỳ lạy thắp nhang cầu xin có tốt không? Quy luật nhân quả là gì?

Mình để ý cứ sau mùa giết cá voi thì Nhật Bản lại bị thảm họa, bão lụt động đất sóng thần. Cả nước phải chịu hậu quả như là sự trừng phạt của trời đất cho việc giết hại linh vật của đại dương, dù không phải là tất cả mọi người đều cùng tham gia. Dường như những ai không lên tiếng phản đối cũng được trời đất xem là có tội. 

Quy luật nhân quả có thật hay không? Đến chùa quỳ lạy thắp nhang cầu xin có tốt không?

Đất nước Nepal nổi tiếng với lễ hội tế nữ thần Hindu Gadhimai. Năm 2014 họ mở lễ hội giết gần 10 nghìn con trâu. Năm 2015 đúng năm sau thảm sát trâu trong lễ hội, một trận động đất đã làm chết gần 10 nghìn người. Và cũng trong năm 2015, chính quyền nước Nepal đã thông qua bỏ tập tập tục đẫm máu này.

Quy luật nhân quả có thật hay không? Đến chùa quỳ lạy thắp nhang cầu xin có tốt không?

Ở nước Việt của chúng ta, diện tích rừng bị thu hẹp theo cấp số nhân do nạn phá rừng đang diễn ra ngày một sâu rộng, và có sự tiếp tay của kiểm lâm. Phát triển công nghiệp nặng tràng lan gây ô nhiễm khắp nơi. Quan chức tư lợi tham nhũng xếp trong top nhất thế giới. Không khí tại các thành phố lớn đang ô nhiễm đứng top đầu thế giới. Khí hậu đang nóng lên rõ rệt, mùa đông dần đến trễ hơn. Lụt lội, ngập úng diễn ra khắp các thành phố lớn một cách thường xuyên hơn. Nguồn nước ô nhiễm nặng. Siêu bão xuất hiện ngày một nhiều ...


Ngược lại, Bhutan là quốc gia hạnh phúc và trong lành nhất thế giới. Tốc độ tăng trưởng GDP đứng top nhanh nhất thế giới. Quốc vương nước này là Jigme Khesar Namgyel Wangchuck, ông ăn chay trường, được đánh giá là vị lãnh đạo đương đại ấn tượng nhất thế giới. Dân chúng không sát sinh, không giết hại trâu, bò, heo, gà, hay câu cá để ăn thịt. Rừng xanh bao phủ đến 50% diện tích. Hầu hết người dân theo phật. Họ biết tự cân bằng cuộc sống vật chất và đời sống tinh thần. Môi trường ở đây rất tuyệt vời và gần như ko có các thảm họa xảy ra.

Quy luật nhân quả có thật hay không? Đến chùa quỳ lạy thắp nhang cầu xin có tốt không?

Nhân quả là một quy luật của tạo hóa, mà hầu như các đạo giáo trên thế giới đều có nhắc đến. Hiểu nôm na nó giống như mình gieo trồng cây, gieo gì gặt nấy, gieo một gặt mười, gieo thiện gặp thiện, gieo ác gặp ác. Tuy nhiên không phải lúc nào ta gieo thiện mình cũng đều gặp điều thiện, gieo ác mình gặp điều ác ngay. Đôi lúc mình gieo nhân ác nhưng đến đời con cháu ta mới gặp quả ác. Đôi khi mình gieo nhân thiện nhưng không may bị người khác tặng cho quả ác. Có khi mình gieo nhân ác nhưng lại gặp quả thiện, bởi vì nhờ phúc báo đời cha ông mình tích lũy lại. Suy cho cùng, mình phải gieo thật nhiều nhân thiện để cho đời được tốt đẹp hơn.

Đến chùa quỳ lạy thắp nhang cầu xin có thực sự tốt hay không?

Quy luật nhân quả có thật hay không? Đến chùa quỳ lạy thắp nhang cầu xin có tốt không?

Nếu bạn và gia đình bạn theo phật là một điều tốt. Có phải là bạn hay đến những nơi linh thiên chắp tay cầu nguyện đúng không? Và bạn thường cầu những gì? Có phải là cầu phát tài phát lộc, gia đình bình an, sức khỏe, ... đúng không? Nếu đúng, bạn cũng như hầu hết mọi người đã có cái tâm "chấp trước" (1).

Theo mình hiểu, hiện nay hầu hết các bức tượng chỉ là bức tượng được người ta tạc ra mà thôi. Các bức tượng không có ông thần nào ngự trị, mà chỉ có các trường "nghiệp lực" (2) trú ngụ và tích tụ trong đó. Mặc dù trên đời này có thần có các trường âm linh đấy. Bởi vì đa phần người ta đến chùa hoặc những nơi thờ phụng họ mang cái tâm chấp trước, quỳ lạy cầu khấn,  phát tài phát lộc, sức khỏe, gia đình bình an, ... chứ hiếm ai có tâm niệm ko màn danh lợi, mong tu thành chính quả. Như vậy, họ tương tác với các bức tượng bằng cái trường năng lượng nghiệp lực. Sau đó, những cái nghiệp lực cái xấu sẽ xâm nhập vô, tích tụ trong bức tượng và dần dần trở nên rất mạnh. Tất nhiên mình đến cầu nó thì nó cũng ban cho mình cái mình cầu. Nhưng cái nó ban cho mình là nghiệp lực, và sẽ kèm theo điều kiện. 


Kiểu như là mình đang đau ốm, mình tới cầu được khỏi bệnh được khỏe hơn. Thì nó sẽ bảo: tao sẽ giúp ngươi khỏe nhưng với điều kiện ngươi phải làm việc cho ta, bệnh của ngươi sẽ truyền lại cho một người bạn của ngươi hoặc là người trong gia đình của ngươi, hoặc là ngươi phải cúng tế tiền của hay vật chất nhất định nào đó. Trên thế giới có không ít các kiểu tế lễ cầu xin thần thánh ban phước như vậy. Rồi bạn sẽ tạm thời được làm cho tin là mình khỏe hơn, mình phát tài phát lộc hơn,... Nhưng kết quả cuối cũng sẽ không như ý muốn, để rồi lại tiếp lục lên cầu xin nó, cứ thế vòng lặp tiếp tục và nghiệp lực sinh ra một nhiều hơn. Cho nên, các chùa chiền trên đất Việt còn rất hiếm những nơi giữ đc chánh đạo, thiện lực, và con người Việt còn rất ít người giữ được tâm thiện, không chấp trước.

(1) Chấp trước: “Chấp” nghĩa là cầm, nắm giữ. “Trước” nghĩa là giữ chặt hoặc bị vướng mắc. Ghép lại với nhau mang ý nghĩa là thiên về một ý kiến, một việc gì đó, giữ chặt lấy, không chấp nhận khác đi, cũng có nghĩa là không chịu buông bỏ. Có thể nói cách khác đó là cái tâm cố chấp của bạn.

(2) Nghiệp lực: Nghiệp tương tự như nghề nghiệp, là những hành động, những lời nói, những suy nghĩ chưa đúng đắn được lặp đi lặp lại nhiều lần tạo thành thoi quen in sâu vào tiềm thức. Lực là sức mạnh là độ mạnh biểu thị cho nghiệp. Ghép lại với nhau mang ý nghĩ là một trường năng lượng xấu được tạo ra từ chính bạn và tương tác với xung quanh. Nghiệp lực còn có tính truyền kiếp, tức là truyền qua nhiều đời người.

Mình là người bình thường không có tâm phật, không có tâm chúa, chỉ có tâm thiện, mình chia sẻ đôi lời để bạn có cái nhìn thấu đáo hơn về cái thiện lực và cái nghiệp lực hiện nay.

Cảm ơn bạn đã ghé thăm Chia Sẻ Chân Thành!

Bạn sẽ có được một backlink dofollow ngay sau khi đăng comment. Nếu bạn có bất kỳ ý kiến với bài viết này, hãy bình luận ngay nhé. Bạn vui lòng đăng những nhận xét lịch sự và gõ tiếng Việt có dấu.