Khi đổ thức ăn thừa đi, bạn có nghĩ, rất nhiều người đang cần nó để sinh tồn?
Trong mỗi bữa ăn hàng ngày, bạn có nhớ mình đã bỏ đi bao nhiêu thức ăn không? Có thể lượng thức ăn bỏ phí trong một bữa không đáng kể nhưng khi nhiều người trên thế giới cũng như bạn, thì vô tình một lượng lớn thực phẩm đã bị bỏ đi. Trong khi đó, ở nơi nào đó trên thế giới, vẫn còn những em nhỏ đang cần lắm một miếng ăn để sống qua ngày...
Trong mỗi bữa ăn hàng ngày, bạn có nhớ mình đã bỏ đi bao nhiêu thức ăn không? Có thể lượng thức ăn bỏ phí trong một bữa không đáng kể nhưng khi nhiều người trên thế giới cũng như bạn, thì vô tình một lượng lớn thực phẩm đã bị bỏ đi. Trong khi đó, ở nơi nào đó trên thế giới, vẫn còn những em nhỏ đang cần lắm một miếng ăn để sống qua ngày...
Tình trạng lãng phí thực phẩm ...
Theo thống kê năm 2012 của tổ chức Nông lương Liên hợp quốc FAO cho, trung bình, con người đã lãng phí tới khoảng 40% lượng lương thực và thực phẩm trong quá trình vận chuyển từ trang trại tới bàn ăn. Nếu tính tất cả lại thì tổng lượng thực phẩm lãng phí lên tới 1.3 triệu tấn mỗi năm, tương đương mất khoảng 1.000 tỷ USD. Ước tính số thức ăn lãng phí này đủ để nuôi sống khoảng 830 triệu người đang bị đói trên toàn thế giới.
Đáng ngạc nhiên hơn là tỉ lệ lãng phí thức ăn ở những nước nghèo với nước giàu là tương đương nhau. Nguyên nhân là vì ở các nước kém phát triển, điều kiện thu hoạch, bảo quản và vận chuyển không tốt. Do đó, ở rất nhiều công đoạn, thức ăn bị lãng phí vì hỏng và không thể sử dụng được.
Theo thống kê của Bộ Môi trường Hồng Kông, trong năm 2009, người Hồng Kông thải trung bình hơn 8.900 tấn rác thải rắn mỗi ngày, trong đó khoảng 3.200 tấn (chiếm 37%) là thức ăn thừa. Điều đó cũng có nghĩa, một người ở đây vứt đi khoảng 0,5kg thức ăn mỗi ngày.
Một điều tra của tổ chức môi trường "Người bạn của Trái đất" phát hiện ra rằng, mỗi bữa tiệc cưới thải ra khoảng 105kg thức ăn thừa, trong đó có những món ăn không hề được thực khách đụng đũa vào. Michelle Au - một quan chức của tổ chức nói trên cho biết, số thức ăn đó có thể đủ cho khoảng 200 trẻ em đang bị đói.
Ước tính khoảng 1/3 lượng thực phẩm được các hộ gia đình mua về mỗi năm được đổ vào thùng rác và việc lãng phí thức ăn càng tệ hơn vào các mùa lễ hội như năm mới, Giáng sinh…Điển hình như người dân Úc, mỗi năm, nước này mất khoảng 5,2 tỷ đô Úc (khoảng 74.360 tỷ VNĐ) cho thức ăn thừa, nhiều hơn cả ngân sách chi tiêu cho quốc phòng trong nước năm 2012.
Nghiên cứu của Oxfam tại 6 nước cho thấy, cứ 6 quả táo lại có 1 quả bị bỏ đi. Như vậy, uớc tính mỗi năm, có 5.3 tỉ quả lãng phí. Nếu xếp cạnh nhau, số táo này bám đủ 9 vòng quanh trái đất. Điều nguy hiểm là những quả táo héo này khi vứt bỏ vẫn tiếp tục sinh một lượng khổng lồ khí thải nhà kính, tương đương đốt 10 triệu thùng dầu.
Lúa là cây trồng rất khát nước. Để sản xuất được 1 kg gạo tốn hơn 1.400 lít nước. Trong 1 giây, 1 ha lúa cần lượng nước tương đương nước sinh hoạt cho 1.000 người. Đấy là chưa kể phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và nhất là công sức của nông dân. Ở Việt Nam, hơn một nửa trong số 16 lưu vực sông lớn đã từng bị thiếu nước trầm trọng. Vì vậy, lãng phí 1 bát cơm là lãng phí cả một bồ tài nguyên và nhân lực.
Vâng vâng và vâng vâng...Rất nhiều những thông kê, những dẫn chứng cho thấy sự lãng phí và những tác động xấu đến môi trường, đến đời sống của chúng ta.
Vậy chúng ta nên làm gì để góp phần hạn chế sự lãng phí này?
Đáng ngạc nhiên hơn là tỉ lệ lãng phí thức ăn ở những nước nghèo với nước giàu là tương đương nhau. Nguyên nhân là vì ở các nước kém phát triển, điều kiện thu hoạch, bảo quản và vận chuyển không tốt. Do đó, ở rất nhiều công đoạn, thức ăn bị lãng phí vì hỏng và không thể sử dụng được.
Theo thống kê của Bộ Môi trường Hồng Kông, trong năm 2009, người Hồng Kông thải trung bình hơn 8.900 tấn rác thải rắn mỗi ngày, trong đó khoảng 3.200 tấn (chiếm 37%) là thức ăn thừa. Điều đó cũng có nghĩa, một người ở đây vứt đi khoảng 0,5kg thức ăn mỗi ngày.
Một điều tra của tổ chức môi trường "Người bạn của Trái đất" phát hiện ra rằng, mỗi bữa tiệc cưới thải ra khoảng 105kg thức ăn thừa, trong đó có những món ăn không hề được thực khách đụng đũa vào. Michelle Au - một quan chức của tổ chức nói trên cho biết, số thức ăn đó có thể đủ cho khoảng 200 trẻ em đang bị đói.
Ước tính khoảng 1/3 lượng thực phẩm được các hộ gia đình mua về mỗi năm được đổ vào thùng rác và việc lãng phí thức ăn càng tệ hơn vào các mùa lễ hội như năm mới, Giáng sinh…Điển hình như người dân Úc, mỗi năm, nước này mất khoảng 5,2 tỷ đô Úc (khoảng 74.360 tỷ VNĐ) cho thức ăn thừa, nhiều hơn cả ngân sách chi tiêu cho quốc phòng trong nước năm 2012.
Nghiên cứu của Oxfam tại 6 nước cho thấy, cứ 6 quả táo lại có 1 quả bị bỏ đi. Như vậy, uớc tính mỗi năm, có 5.3 tỉ quả lãng phí. Nếu xếp cạnh nhau, số táo này bám đủ 9 vòng quanh trái đất. Điều nguy hiểm là những quả táo héo này khi vứt bỏ vẫn tiếp tục sinh một lượng khổng lồ khí thải nhà kính, tương đương đốt 10 triệu thùng dầu.
Lúa là cây trồng rất khát nước. Để sản xuất được 1 kg gạo tốn hơn 1.400 lít nước. Trong 1 giây, 1 ha lúa cần lượng nước tương đương nước sinh hoạt cho 1.000 người. Đấy là chưa kể phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và nhất là công sức của nông dân. Ở Việt Nam, hơn một nửa trong số 16 lưu vực sông lớn đã từng bị thiếu nước trầm trọng. Vì vậy, lãng phí 1 bát cơm là lãng phí cả một bồ tài nguyên và nhân lực.
Vâng vâng và vâng vâng...Rất nhiều những thông kê, những dẫn chứng cho thấy sự lãng phí và những tác động xấu đến môi trường, đến đời sống của chúng ta.
Vậy chúng ta nên làm gì để góp phần hạn chế sự lãng phí này?
Việt Nam ta có câu “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Mình tin răng cộng đồng có nhiều quyền lực và sức mịnh để tạo ra một hệ thống thực phẩm công bằng, bền vững hơn không chỉ đảm bảo được "sức khỏe cho mẹ Trái Đất" mà còn giúp tất cả mọi người đều có một cuộc sống no đủ.
Những giải pháp đơn giản:
- Lên kế hoạch cho các bữa ăn, liệt kê danh sách những thứ cần mua trước khi mua sắm, tránh mua theo cảm hứng và cảnh giác trước những “chiêu quảng cáo tiếp thị” để ngăn chặn tình trạng mua thực phẩm nhiều hơn mức cần thiết, nên mua thực phẩm theo mùa.
- Xây dựng thực đơn cân bằng rau quả và thịt cá, kết hợp nấu ăn thông minh để tiết kiệm năng lượng.
- Tại các bữa tiệt, hội họp... cố gắng tính toán số lượng, khẩu phần ăn hợp lý.
- Đến nhà hàng, quán ăn chọn món hợp lý vừa đủ và cố gắng ăn hết phần của mình.
...
*Riêng bản thân tôi, đã ý thức sớm về vấn đề lãng phí này. Tôi thường ăn hết phần thức ăn của tôi, dù là ăn ở nhà hay quán, hay là món ăn không được ngon không hợp khẩu vị. Vì khi để thức ăn thừa, mình có cảm giác y như rằng có lỗi với tổ tiên, với những người đã đổ mồ hôi nước mắt để tạo ra thức ăn và có lỗi với những con người kém may mắn hơn mình, ở đâu đó họ đang cần lắm một miếng ăn chỉ để sống...
Hãy cùng thực hiện những hành động thiên liên cao quý này để góp sức tạo nên một cuộc sống no đủ cho mọi người nhé!